top of page
Ảnh của tác giảPV

Phố Hàng Bạc – Di tích phố cổ lâu đời của người Hà Nội

Phố Hàng Bạc là 1 trong 36 con phố lâu đời tại Hà Nội nổi danh trên khắp các tỉnh thành cả nước. Hàng Bạc là nơi chuyên kinh doanh nghề kim hoàn. Con phố này đã cho ra đời rất nhiều mẫu mã trang sức gây ấn tượng với tất cả những người yêu cái đẹp. Một điều ít ai biết đó là Hàng Bạc là niềm tự hào của người con Hà Nội . 


Vị trí Phố Hàng Bạc

Phố Hàng Bạc có chiều dài 330m, nằm ngay tại phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiệm, Hà Nội. Từ đây bạn có thể dễ dàng di chuyển về Hồ Gươm chỉ trong khoảng 10 – 15 phút theo hướng Bắc. Phố Hàng Bạc tiếp giáp với Phố Hàng Mắm, Phố Hàng Bè và ngõ Phất Lộc. Phía Tây tiếp giáp với Phố Hàng Bồ, Phố Hàng Ngang. Hơn nữa, đoạn giữa phố đi qua ngã ba Mã Mây và ngã tư Tạ Hiện – Đinh Liệt.


Phố Hàng Bạc nằm rất gần Hồ Gươm (Nguồn: ditichlichsu.vn)

Người ta biết đến tên Phố Hàng Bạc ngay từ thời Lê Sơ, vào khoảng thế kể thứ 15. Cho đến thời nhà Nguyễn, con phố này là nơi tập trung rất nhiều thợ kim hoàn nổi tiếng. Ngày nay, Phố Hàng Bạc là một di tích thu hút rất nhiều người du lịch và là điểm đặc trưng của Hà Nội.


Lịch sử của Phố Hàng Bạc

Ban đầu, Phố Hàng Bạc không phải nơi tập trung của những thợ kim hoàn nổi tiếng mà là nơi người ta tìm đến để đổi tiền. Dần dần về sau, tại đây hội tụ ba ngành nghề khác nhau đó là đúc bạc nén, kim hoàn và đổi tiền.

 

Con phố này chuyên làm đồ trang sức (Nguồn: ditichlichsu.vn)

Những người thợ làm đồ vàng bạc đều vô cùng nổi tiếng tại Việt Nam thời bấy giờ. Người dân Lục Tỉnh Bắc Kỳ hễ muốn làm đồ trang sức đều sẽ tìm đến Hàng Bạc Hà Nội. Nghệ nhân làm bạc đến từ ba làng nghề nổi tiếng như sau:

  • Làng Châu Khê (xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).

  • Làng Ðồng Xâm (tỉnh Thái Bình).

  • Làng Định Công (Hà Nội).

Kể từ đây nghề làm bạc đã không ngừng được mở rộng và phát triển. Những món trang sức được làm ra vô cùng tinh xảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Thậm chí, các món đồ trang sức được làm từ Phố Hàng Bạc còn được xuất khẩu đi nước ngoài.


Tại sao lại có tên gọi “Phố Hàng Bạc”?

Vào thế kỷ thứ 15 – Thời Nhà Lê, Quan thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín – Người làng Châu Khê đã được giao việc thành lập xưởng đức bạc nén tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội nay). Lúc bấy giờ, vàng được dùng làm đơn vị tiền tệ trao đổi chính. Vì vậy, ông quyết định đưa thợ từ Châu Khê về kinh thành Thăng Long để thành lập xưởng đúc bạc. Sau 1 thời gian ngắn, thợ Châu Khê đã quyết định làm cả trang trí bạc để đa dạng sản phẩm.


Hàng Bạc được hình thành từ thời Hậu Lê (Nguồn: ditichlichsu.vn)

Cho đến đầu thế kỷ 19, triều Nguyễn quyết định chuyển xưởng đúc bạc nén vào Huế. Tuy nhiên, những người thợ Châu Khê không theo vào Huế làm mà quyết định thành lập phường thợ tại Phố Hàng Bạc. Kể từ đó, cái tên “Phố Hàng Bạc” được ra đời. Dần dà nơi đây trở thành xưởng làm bạc lớn nhất xứ kinh kỳ.


Cho đến thế kỷ 20, các nghề thủ công truyền thống và nghề kim hoàn đã khôi phục nhanh chóng. Phố Hàng Bạc cũng sầm uất với nhiều cửa hàng kinh doanh và sản xuất đồ trang sức theo công nghệ mới. Tất cả những món nữ trang đều được thiết kế và chế tác tỉ mỉ hơn rất nhiều. 


Tuy nhiên, nghề buôn bán trao đổi vàng bạc đã không chỉ tập trung ở Phố Hàng Bạc mà còn tập trung tại nhiều con phố khác. Phố Hàng Bạc chỉ còn rất ít thợ so với ngày xưa nhưng vẫn giữ truyền thống chế tác vàng bạc.


Đặc trưng đồ trang sức Phố Hàng Bạc

Là làng nghề chuyên làm đồ bạc lâu năm, tại đây đồ trang sức được chế tác theo hai kiểu phổ biến đó là:

  • Đồ trơn: Bao gồm nhẫn, khuyên tai, vòng xuyến cho phụ nữ và trẻ em.

  • Đồ trạm: Các mẫu vàng bạc tại đây đều được chạm khắc theo tứ linh (Long – Ly – Quy – Phượng). Sản phẩm tại đây luôn có nét độc đáo riêng và được tạo dáng vô cùng nghệ thuật khó có thể với đồ trang sức nơi khác.


Chính điều này khiến cho người ta nhận định được nguồn gốc của đồ trang sức tại Phố Hàng Bạc. Một nét đặc trưng riêng biệt bạn khó thể nhầm lẫn. 


Đồ trang sức tại Phố Hàng Bạc được chạm khắc rất tinh tế (Nguồn: ditichlichsu.vn)

Phố Hàng Bạc là di tích lịch sử lâu đời tại Thủ Đô, có từ những năm nhà Hậu Lê. Trên con phố này đã chứng kiến không ít những sự kiện lịch sử cùng sự thay đổi của Hà Nội.




1 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


Tiêu điểm

bottom of page