top of page
Ảnh của tác giảPV

An toàn thực phẩm: Nỗi ám ảnh dai dẳng của người tiêu dùng

Vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng của người tiêu dùng Việt Nam. Hằng ngày, trên các phương tiện truyền thông, chúng ta không khó để bắt gặp những thông tin về thực phẩm bẩn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Điều này đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người, ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển xã hội.


Nguy cơ tiềm ẩn từ thực phẩm bẩn

Thực phẩm bẩn là những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, có chứa các chất độc hại, vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người. Thực phẩm bẩn có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển đến khâu tiêu thụ.


Nguy cơ tiềm ẩn từ thực phẩm bẩn là vô cùng lớn. Việc sử dụng thực phẩm bẩn thường xuyên có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như: ngộ độc thực phẩm, ung thư, tim mạch, suy gan, suy thận,... Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi hệ miễn dịch của các em còn yếu.


Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận hàng chục nghìn ca ngộ độc thực phẩm, trong đó có không ít trường hợp tử vong. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng thực phẩm bẩn, chứa các chất độc hại như hóa chất bảo vệ thực vật, chất tạo màu, chất tạo mùi, chất bảo quản... vượt quá quy định cho phép.


Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng (Khoa Nội, Bệnh viện đa khoa Nam Lý) chia sẻ: Sử dụng thực phẩm bẩn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí tử vong; Dẫn đến bệnh truyền nhiễm do lây lan qua vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trong thực phẩm bẩn; Mắc ung thư do tồn dư hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, chất bảo quản, chất tạo màu; Suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng sức khỏe sinh sản;...


Thực phẩm bẩn mất vệ sinh (Nguồn: Internet)

Điển hình là vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại một trường mầm non ở Hà Nội vào năm 2020, do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, khiến hơn 100 trẻ em phải nhập viện cấp cứu. Hay vụ ngộ độc thực phẩm do ăn thịt lợn chết tại một xã ở Thanh Hóa vào năm 2021, khiến 5 người tử vong.


Hay gần đây nhất là vụ trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video clip ghi lại ít nhất 3 chảo đồ ăn với pate có lúc nhúc dòi vẫn đang ngọ nguậy.


Theo nội dung đoạn clip, sau khi phát hiện "sinh vật lạ" bám trên miếng pate, nữ thực khách đã lập tức thông báo cho nhân viên quán. Dù phía cửa hàng đề nghị đổi chảo bánh mì mới nhưng nhóm khách từ chối, rời đi.


Đoạn clip được đăng tải nói trên đã nhanh chóng gây xôn xao dự luận, thu hút hàng nghìn lượt tương tác và hơn một triệu lượt xem trên mạng xã hội. Nhiều người dùng mạng cho rằng vụ việc “quá mất vệ sinh”, gây ảnh hưởng đến uy tín của chuỗi bánh mì.


Tác động tiêu cực của thực phẩm bẩn

Thực phẩm bẩn là những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, có chứa các chất độc hại, vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người. Thực phẩm bẩn có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển đến khâu tiêu thụ.


Nguy cơ tiềm ẩn từ thực phẩm bẩn là vô cùng lớn. Việc sử dụng thực phẩm bẩn thường xuyên có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như: ngộ độc thực phẩm, ung thư, tim mạch, suy gan, suy thận,... Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi hệ miễn dịch của các em còn yếu. Vậy để giải quyết bài toán an toàn thực phẩm, chúng ta cần phải làm gì?


Thực phẩm bẩn gây ung thư (Nguồn: Ecomama)
Giải pháp nào cho bài toán an toàn thực phẩm?

Vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) đang là một bài toán nan giải tại Việt Nam, đòi hỏi sự chung tay góp sức của tất cả mọi người. Để giải quyết bài toán này, cần có sự đồng bộ về các giải pháp từ phía nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.


Về phía nhà nước cần ban hành và sửa đổi kịp thời các quy định pháp luật về ATTP để đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP để răn đe và phòng ngừa. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính, kỹ thuật, thông tin... để áp dụng các tiêu chuẩn ATTP quốc tế như VietGAP, GlobalGAP, HACCP. Việc này sẽ giúp nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh tuyên truyền về tầm quan trọng của ATTP trên các phương tiện truyền thông, trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp,... Nâng cao nhận thức của người dân về cách lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.


Doanh nghiệp cần đặt sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu, sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ATTP tiên tiến như HACCP, ISO 22000,... để đảm bảo sản phẩm được sản xuất và kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm. Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm để người tiêu dùng có thể biết được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Việc này giúp tăng cường niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.


Người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ATTP để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, nên mua sắm thực phẩm tại những cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm tra, giám sát về ATTP và biết cách lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn.


Bạn Phan Lâm Phương Nhung (20 tuổi, Đà Nẵng) chia sẻ: “Theo mình, mọi người có thể góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm bằng cách tìm hiểu kiến thức về ATTP thông qua sách báo, internet, các buổi tuyên truyền,... Nên mua sắm thực phẩm tại những siêu thị, cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nên chọn mua thực phẩm tươi ngon, không bị dập nát, biến dạng; chế biến thực phẩm chín kỹ trước khi ăn; bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh bị hư hỏngvà chia sẻ kiến thức về ATTP với người thân, bạn bè để nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề này”.


Có được sự chung tay góp sức của tất cả mọi người, chúng ta tin tưởng rằng vấn đề an toàn thực phẩm sẽ từng bước được giải quyết, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và xây dựng một xã hội văn minh, an toàn.


1 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


Tiêu điểm

bottom of page