top of page
Ảnh của tác giảPV

Đền Quán Thánh – ngôi đền bảo vệ Bắc Thăng Long xưa

Đền Quán Thánh là một ngôi đền cổ linh thiêng bậc nhất Hà thành. Với lối kiến trúc độc đáo, những hiện vật giá trị và những câu chuyện lịch sử để lại, đền Quán Thánh trở thành một di tích lịch sử không thể bỏ qua khi đến Thủ đô.


1. Đền Quán Thánh Hà Nội nay đã hơn 1000 năm tuổi

Lịch sử đền Quán Thánh trải dài hơn 1000 năm, đây là một trong những ngôi đền cổ nhất Hà Nội. Chùa Quán Thánh Hà Nội được xây dựng vào thời Lý, là một trong Thăng Long tứ Trấn. Thăng Long tứ trấn xưa gồm 4 ngôi đền linh thiêng, bảo vệ cho kinh thành: đền Bạch Mã trấn giữ cửa Đông, đền Voi Phục trấn giữ cửa Tây, đền Kim Liên trấn giữ phía Nam và đền Quán Thánh trấn giữ cửa Bắc.


Huyền Thiên Trấn Vũ được vua Lý Thái Tổ phong cho làm vị thần chủ đền Quán Thánh, có nhiệm vụ trấn giữ cửa Bắc kinh thành Thăng Long. Đền Quán Thánh còn có tên gọi là Trấn Vũ Quán. Khi vua Minh Mạng đi tuần thú Bắc thành đã đổi tên cho đền. Trong hơn 1000 năm tồn tại, đền đã trải qua nhiều lần tu sửa. Đến năm 1962, đền Quán Thánh cùng chùa Trấn Quốc được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.


Đền Quán Thánh xưa (Ảnh: sưu tầm)
2. Đền Quán Thánh nằm ở vị trí vị vô cùng “đắc địa”

Đền Quán Thánh ở đâu? Địa chỉ đền Quán Thánh là 190 Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Nằm trên con phố Quán Thánh tấp nập, nhộn nhịp, đền Quán Thánh vẫn tĩnh lặng, trầm mặc. Ngôi đền cổ kính hơn 1000 năm tuổi này trở thành điểm sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của người dân Thủ đô. Vẻ uy nghiêm của đền Quán Thánh Hà Nội cùng với chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ… đã tạo nên một kiến trúc hài hòa, tô đậm giá trị văn hóa, tâm linh khu vực Hồ Tây.


Đền Quán Thánh nằm ở vị trí vô cùng đắc địa, xung quanh có rất nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Từ đền Quán Thánh, du khách có thể thuận tiện di chuyển đến tham quan một số di tích lịch sử sau:

Không gian ẩm thực đa sắc màu. Du khách đến tham quan đền Quán Thánh nhất định phải thử một số món sau:

  • Bánh tôm Hồ Tây

  • Kem hồ Tây

  • Bò bía

  • Phở cuốn Ngũ Xã

  • Phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã

3. Đền Quán Thánh Hà Nội có kiến trúc truyền thống ấn tượng

Kiến trúc đền Quán Thánh được thiết kế kiểu nội “đinh”, ngoại “quốc”. Khi tham quan đền, du khách sẽ lần lượt đi qua nghi môn tứ trụ, tòa đại bái và hậu cung. Đây là kiểu kiến trúc truyền thống của Trung Quốc, mang đến dáng vẻ cổ kính, trang nghiêm cho ngôi đền.


3.1. Nghi môn tứ trụ

Nghi môn tứ trụ được tạo nên bởi bốn con phượng hoàng đấu lưng và con nghê trên đỉnh cột. Lối kiến trúc của nghi môn tứ trụ nổi bật ở những chi tiết xung quanh tứ trụ như mãnh hổ hạ sơn, cá hóa rồng… Nghi môn tứ trụ làm cho dáng vẻ của cổng đền càng trở nên uy nghi.


Nghi môn tứ trụ đền Quán Thánh (Ảnh: sưu tầm)
3.2. Tòa Đại Bái

Đi qua nghi môn tứ trụ là tòa đại bái. Phần không gian đầu tiên của tòa đại bái là sân bái. Sân bái là một khoảng sân nhỏ yên bình, có cây đa già góc sân, dùng làm nơi để Phật tử bày biện, sắp xếp lễ vật.


Trong bái đường có hai lư hương và bàn để chuẩn bị, sắp xếp đồ tế lễ. Những hoa văn trạm trổ trong tòa đại bái cũng là những nét kiến trúc độc đáo. Hiên bái đường được đắp nổi tượng cá hóa rồng, tượng hổ xuống núi…


3.3. Hậu Cung

Hậu cung đền Quán Thánh trưng bày một tác phẩm nghệ thuật đúc đồng nổi tiếng: tượng Huyền Thiên Trấn Vũ. Đây là bức tượng được đúc bằng đồng hun đen, do Vũ Công Chấn chỉ huy đúc.


Nghi môn tứ trụ đền Quán Thánh (Ảnh: sưu tầm)
4. Đền Quán Thánh có một pho tượng đồng đen quý giá

“Đền Quán Thánh thờ ai?” là thắc mắc của nhiều du khách khi ghé thăm đền Quán Thánh. Đi vào đền, bạn sẽ thấy bức tượng đồng đen ở đền Quán Thánh. Đây là bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ, người được thờ tại đền. Bức tượng phác họa lại hình ảnh Huyền Thiên Trấn Vũ để chân trần, tay trái để ngang ngực, tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống lên lưng rùa và có rắn quấn quanh lưỡi kiếm. Tượng có đầu tròn, khuôn mặt đầy đặn, uy nghiêm, mang dáng vẻ uy nghi.


Sự tích đền Quán Thánh kể rằng, thần Trấn Vũ có công bảo vệ dân làng khỏi hồ ly tinh. Do đó, người dân đã đúc pho tượng này để tưởng nhớ công ơn vị thần.


5. Đền Quán Thánh có lễ hội hàng năm rất ý nghĩa

Đến đến Quán Thánh cầu gì? Bạn có thể đến lễ hội đền Quán Thánh để cầu may mắn, bình an. Lễ hội Đền Quán Thánh được diễn ra vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.


Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao của thần Trấn Vũ, đồng thời để phát huy các giá trị di sản văn hóa. Lễ hội bao gồm phần lễ tế dân gian và dâng hương lễ Thánh. Hướng dẫn viên sẽ thuyết minh đền Quán Thánh giúp bạn hiểu hơn về lễ hội và các nghi thức trong lễ hội.


7 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


Tiêu điểm

bottom of page