top of page

Nhà hát múa rối Thăng Long - Lưu giữ văn hóa múa rối nước đặc sắc

Nhà hát múa rối Thăng Long là đơn vị nghệ thuật biểu diễn truyền thống múa rối nước duy nhất ở Việt Nam được diễn ra liên tục 365 ngày trong năm. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng nghệ thuật biểu diễn múa rối nước truyền thống đặc sắc mà bạn còn được hòa mình vào không gian sâu lắng của lịch sử văn hóa dân tộc.


Nghệ thuật múa rối nước

Múa rối nước là loại hình nghệ thuật được ra đời vào khoảng thế kỷ 11 ở vùng đồng bằng sông Hồng của Việt Nam và trở thành một biểu tượng của nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Múa rối nước thường được biểu diễn vào các ngày vui, dịp lễ, hội làng, ngày Tết,...


Các nghệ nhân biểu diễn sẽ dùng con rối để diễn kịch trên mặt nước tạo nên một khung cảnh thú vị. Múa rối nước mang đậm yếu tố dân gian nên được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Loại hình nghệ thuật múa rối nước này đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống có vị trí ảnh hưởng cao trong nền sân khấu dân tộc. Múa rối có ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng loại hình múa rối nước thì chỉ có mặt duy nhất tại Việt Nam. Chính vì thế, múa rối nước trở thành nét văn hóa phi vật thể độc đáo của dân tộc Việt Nam.


Múa rối nước là văn hóa phi vật thể độc đáo của Việt Nam. @redsvn
Lịch sử nhà hát múa rối Thăng Long

Nhà hát múa rối Thăng Long nằm ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, cạnh Hồ Gươm và khu phố cổ Hà Nội. Nhà hát Thăng Long là đơn vị nghệ thuật duy nhất tại Việt Nam biểu diễn ra loại hình nghệ thuật múa rối nước liên tục xuyên suốt 365 ngày trong năm để lưu giữ nét văn hóa truyền thống của Việt Nam.Nhà hát múa rối Thăng Long được xây dựng vào năm 1969. Với tuổi đời hơn 50 năm, nơi đây đã trở thành một nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của Việt Nam. Dù trải qua nhiều thăng trầm và có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua được bởi sự phát triển xô bồ của thời đại đã mai một nghệ thuật múa rối nước truyền thống. Nhưng với tấm lòng yêu nghệ thuật và mong muốn gìn giữ những nét văn hóa truyền thống, những người nghệ nhân của nhà hát Thăng Long đã nỗ lực gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.


Múa rối nước là văn hóa phi vật thể độc đáo của Việt Nam. @redsvn

Vào năm 1990, Nhà hát múa múa rối Thăng Long đã có một bước tiến lớn khi quyết định đầu tư để khôi phục loại hình nghệ thuật múa rối nước và biểu diễn phục vụ khách du lịch trong cũng như ngoài nước để truyền bá nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam.


Những ngày đầu tiên khi bắt đầu triển khai hình thức hoạt động mới, vì lượng khách còn ít nên Nhà hát múa rối Thăng Long chỉ biểu diễn định kỳ theo tuần, theo tháng. Nhưng nhờ sự độc đáo và không ngừng sáng tạo của hình thức nghệ thuật truyền thống này mà khách du lịch tìm đến nhà hát múa rối Thăng Long ngày một nhiều hơn. Chính vì thế, nhà hát đã tăng dần số lượng các buổi biểu diễn để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người xem. Đến thời điểm hiện tại, nhà hát Thăng Long đã có suất biểu diễn liên tục xuyên suốt 365 ngày/ năm.


Qua hơn 20 năm phát triển, nhà hát múa rối Thăng Long đã trở thành thương hiệu hàng đầu của nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. Nhà hát đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá trong các kỳ liên hoan múa rối ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, nhà hát múa rối Thăng Long đã thành công ghi dấu ấn nghệ thuật múa rối nước truyền thống độc đáo của Việt Nam trên 40 quốc gia, từ châu Á đến châu Mỹ, châu Âu,...


Các nghệ nhân đã truyền bá nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam đến nhiều quốc gia. @nhahatmuaroithanglong
Những tiết mục biểu diễn đặc sắc của nhà hát múa rối Thăng Long

Nhà hát múa rối Thăng Long Hà Nội đã cho ra mắt nhiều màn múa rối nước với nhiều hình thức và thể loại khác nhau. Những tác phẩm biểu diễn gắn liền với quá trình đổi mới và phát triển của đất nước, xứng đáng trở thành nét tinh hoa văn hoá Việt. Trong đó, nổi bật và hấp dẫn khách du lịch nhất phải kể đến 7 tiết mục tiêu biểu mang đậm giá trị tôn vinh nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.


Vinh quy bái tổ

Theo thông lệ thời xưa, khoảng 3 - 5 năm, triều đình sẽ tổ chức thi để chọn nhân tài. Những người thi đỗ sẽ được triều đình phát áo mũ trở về làng vinh quy bái tổ trước khi chính thức làm việc trong triều đình. Tục lệ này là ân sủng đặc biệt của vua đối với người tài, cũng là lời nhắc nhở mọi người luôn phải trau dồi tài năng, đạo đức để giúp dân, giúp nước.


Vở diễn Vinh Quy Bái Tổ tại nhà hát múa rối Thăng Long. @WPD
Tễu giáo trò

Tễu là một chàng trai nông dân hiền lành, chất phác và là người dẫn chuyện hóm hỉnh trong các dịp lễ hội làng quê. Đây là nhân vật có quyền nói kháy về bất cứ sự việc hoặc bất cứ ai xuất hiện trong chuỗi câu chuyện. Vở diễn Tễu giáo trò luôn thu hút khách du lịch bởi những lời nói hóm hỉnh, duyên dáng của Tễu.


Các nghệ sĩ chụp hình lưu niệm trong vở diễn Tễu giáo trò. @vinpearl
Múa Tứ Linh

Điệu múa Tứ Linh là biểu thị cho sự linh thiêng, giúp người xem hướng đến những triết lý nhân sinh cao cả. Tứ Linh bao gồm Long, Lân, Quy, Phượng - những linh vật linh thiêng mang của đất trời, mang đến sự may mắn, giàu sang, chung thủ và trường thọ.


Các em học sinh trải nghiệm múa Tứ Linh tại nhà hát múa rối Thăng Long. @FPTSchools
Múa rồng, phượng

Rồng và phượng là hai linh vật quan trọng trong tín ngưỡng văn hoá dân gian của người Việt. Rồng là hiện thân của sức mạnh, oai phong còn phượng lại thể hiện sự uyển chuyển, nhẹ nhàng.


Múa rối nước trở thành một nét khắc họa đời sống tinh thần. @mega.vietnamplus
Nhi đồng hý thủy

Nhi đồng hý thuỷ là tiết mục múa rối nước về những bé trai đang cùng nhau nô đùa trên dòng nước mát lạnh của con sông quê hương. Đây là hoạt động vui chơi thú vị của những đứa trẻ làng quê vào mỗi dịp hè nóng bức.


Tiết mục múa rối nước Nhi đồng hý thủy. @nhahatmuaroithanglong
Múa lân

Lân là một trong tứ linh của tín ngưỡng phương Đông, mang tới phước lành, may mắn. Điệu múa lân trong tiết mục múa rối nước này chính là lời cầu chúc cho người nông dân có một cuộc sống mùa màng bội thu, sung túc, hạnh phúc và hanh thông trong mọi việc.


Múa rối nước tái hiện sinh động nét đẹp dân gian Việt Nam. @nhahatmuaroithanglong
Nông nghiệp

Tiết mục múa rối nước Nông nghiệp diễn tả lại các công việc thường ngày của người nông dân Việt Nam như: cày cấy, cấy lúa, tưới nước, thu hoạch… Khán giả sẽ nhìn thấy những hình ảnh người nông dân chăm chỉ, cần cù đang lao động hăng say trên những cánh đồng ruộng.


Vở diễn “Nông nghiệp” tái hiện lại hình ảnh nông dân Việt Nam. @toquoc

Nhà hát múa rối Thăng Long giờ đây đã trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch khi có dịp đến Hà Nội để tìm hiểu và chiêm ngưỡng về những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam qua nghệ thuật múa rối nước.




4 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


Tiêu điểm

bottom of page