Chùa Hương còn có tên gọi khác là chùa Hương Sơn, nằm ở xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương Hà Nội được biết đến là một quần thể di tích cổ, tâm linh với nhiều nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt nam, đặc biệt là nét văn hóa tâm linh.
Chùa Hương có lịch sử từ thế kỷ 15. Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong chiến tranh Đông Dương năm 1947, sau đó được phục dựng lại từ năm 1989 do Hòa thượng Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích Thanh Chân. Cả quần thể kiến trúc chùa Hương nằm rải rác trong thung lũng suối Yến, gồm có chùa Ngoài, và chùa Trong.
Từ bến Đục ngược lên suối Yến, du khách sẽ đến được chùa Ngoài, hay vẫn thường được gọi là chùa Trò. Chùa Ngoài có tam quan được cất trên 3 khoảng sân vô cùng rộng lớn được lát gạch hoàn toàn, cùng với một tháp chuông 3 tầng mái được dựng ở sân thứ ba. Điểm nhấn đặc biệt nhất của khối kiến trúc này nằm ở hai đầu hồi tam giác được lộ ra ở trên tầng cao nhất, điển hình cho lối kiến trúc cổ xưa.
Mỗi năm, nơi đây đón hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến hành hương, cầu an và thưởng ngoạn phong cảnh đẹp tựa tranh vẽ. Cùng với nét đẹp tâm linh, chùa Hương còn thu hút khách đến thăm bằng chính cảnh vật xung quanh mình. Con suối Yến quanh năm nước chảy đôi bờ cùng dòng nước trong vắt, cùng với hoa cỏ cây cối tươi tốt 4 mùa đã khiến nơi đây trở thành điểm vãn cảnh yêu thích của nhiều người mỗi dịp về với chùa Hương. Đến chùa Hương, bạn có thể ngắm nhìn và thắp nhang tại những ngôi chùa thờ phật, những ngôi đền thờ thần, các ngôi đình cổ kính, trang nghiêm.
Mỗi dịp tết đến xuân về, người dân cả nước lại nô nức hành hương về với đất Phật, tham gia lễ hội chùa Hương. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.
Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện từ Đỉnh cao của lễ hội là từ sau Tết Nguyên Đán đến tháng Hai âm lịch. Đây cũng là lễ hội lớn nhất miền Bắc quy tụ 3 tôn giáo chính ở Việt Nam. Thu hút hàng triệu phật tử cùng khách thập phương hành trình về với đất Phật.
Bên cạnh nghi lễ hành hương, cầu nguyện cho những điều tốt lành cho năm mới an khang thịnh vượng, người dân đến trẩy hội chùa Hương còn được tham gia nhiều hoạt động vô cùng đặc sắc. Với kinh nghiệm đi chùa Hương 1 ngày chúng mình tổng hợp được, bạn sẽ được những văn hóa truyền thống địa phương đặc sắc như: chèo thuyền, hát chầu văn, hát chèo,…
Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãn cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Tại lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động dâng hương, lễ bái cũng như các chương trình văn nghệ nhằm phục vụ du khách gần xa. Hàng năm, có khoảng 1,5 triệu du khách đổ về chùa Hương để tham gia lễ hội.
Ngoài ra chùa Hương còn hút hồn du khách với mùa hoa súng từ tháng 9 đến tháng 11 trên dòng suối Yến. Nơi đây trở nên yên bình và thơ mộng, như một bức tranh mặc thủy bởi vẻ đẹp hoang sơ, điểm thêm sắc tím hồng của hoa súng, hoa tràm nước.
Đến với chùa Hương, bạn có thể thưởng thức những món ăn ngon, độc, lạ. Bên cạnh đó, trên đường từ bến đò đến động Thiên Trù có nhiều địa điểm ăn uống khác nhau bạn có thể tùy ý lựa chọn nha. Khi đến chùa Hương vào các dịp lễ, du khách có thể tham gia các hoạt động giải trí thú vị sau đây: Bơi thuyền, leo bộ hay hát chèo, hát dân ca,...
Thời gian dần trôi qua, chùa Hương ngày nay không chỉ là một ngôi chùa nhỏ và một hang động mà đã trở thành một quần thể lớn gồm các chùa, đền, miếu thờ khác nhau. Nhiều địa điểm tham quan hàng đầu tại Chùa Hương, Hà Nội mà du khách không nên bỏ lỡ như Bến Đục Chùa Hương, Đền Trình, Suối Yến, Chùa Thiên Trù,…
Comentarios