top of page
Ảnh của tác giảPV

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - điểm đến văn hóa tại thủ đô

Bảo tàng Dân tộc học là một trong những bảo tàng ở Hà Nội nhất định nên ghé thăm một lần. Nơi đây có ý nghĩa văn hóa và lịch sử to lớn, rất phù hợp với những du khách đam mê tìm hiểu, khám phá Việt Nam. 


Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội khoảng 8km.Bảo tàng trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, do nhà nước xây dựng và thuộc hệ thống bảo tàng quốc gia tại nước ta. Ngày 12/11/1997, nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh các nước họp tại Hà Nội, bảo tàng đã tổ chức lễ khánh thành với sự góp mặt của Tổng thống Cộng hòa Pháp Jacques Chirac.


Đây là công trình do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày thiết kế; còn nội thất được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư Véronique Dollfus (người Pháp). Với mục đích lưu giữ những lịch sử và nét văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam, bảo tàng là một trong những điểm tham quan tại Hà Nội thích hợp cho các bạn học sinh, sinh viên và du khách có hứng thú tìm hiểu tất cả nét văn hóa mỗi dân tộc. Các hiện vật được trưng bày theo nhiều thể loại khác nhau như y phục, trang sức, vũ khí, nhạc cụ, tôn giáo, nhà ở… được du khách yêu thích cũng như đánh giá cao.


Vườn kiến trúc ở bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là khu trưng bày ngoài trời có diện tích lên đến 2ha với 10 công trình dân gian khác nhau. Bạn sẽ chiêm ngưỡng mô hình tái hiện nhà ở của đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc bao gồm nhà rông, nhà sàn, nhà ngói,… Từ cổng vào, giếng nước, bậc thang đều được thiết kế, xây dựng hệt như thật để du khách có cái nhìn bao quát nhất về từng nét đặc trưng của đồng bào.


Khu trưng bày Trống Đồng có 2 tầng là nơi du khách được chiêm ngưỡng những kiểu trang phục truyền thống, các nghi lễ hoặc công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt xa xưa. Tầng 1 là nơi bạn sẽ tham quan, tìm hiểu về 54 dân tộc ở Việt Nam thông qua hình ảnh, vùng cư trú của họ. Sau đó, hướng dẫn viên sẽ tiếp tục thuyết trình chi tiết về các dân tộc như: người Việt, người Mường,... Tầng 2 là nơi bạn tìm hiểu nét văn hóa của dân tộc thiểu số như Tày, Thái, Hmông, Dao,...Hiện nay, đây là điểm trưng bày đến hơn 15.000 hiện vật, 42.000 thước phim và các băng ghi âm, âm nhạc về văn hóa, phong tục của 54 dân tộc Việt. 


Khu trưng bày Cánh Diều là khu vực thứ 3 là khu trưng bày Cánh Diều với diện tích khoảng 500 ha. Đây là khu vực để bạn tìm hiểu phong tục tập quán và những hoạt động sinh hoạt đời thường của người dân trong khu vực Đông Nam Á. 


Toàn cảnh bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Ảnh: Internet)

Bảo tàng rộng 4,5ha, gồm nhiều công trình kiến trúc mới lạ và được ví như một bức tranh thu nhỏ về đồng bào 54 dân tộc tại Việt Nam. Cực nhiều hiện vật được trưng bày tại đây như trang sức, y phục, vũ khí, tôn giáo, nhạc cụ, tín ngưỡng…Bảo tàng gồm có 3 khu trưng bày thú vị: tòa Trống đồng, Vườn Kiến trúc, tòa Cánh diều. Tại đây còn có nhiều trải nghiệm thú vị không thể bỏ lỡ.


Bảo tàng thường xuyên tổ chức các cuộc trình diễn văn hóa phi vật thể vào những dịp như tết Trung thu, Tết Nguyên đán, Quốc tế Thiếu nhi… Những sự kiện này luôn thu hút đông đảo du khách đến tham gia, trải nghiệm. Bên cạnh đó, du khách còn được tìm hiểu về làng nghề thủ công. Đây là cơ hội để chiêm ngưỡng sự khéo léo và tài hoa của các nghệ nhân, thợ thủ công khi dệt chiếu, dệt thổ cẩm, đan lát mây tre, làm gốm, khoan nòng súng, làm giấy dó, làm đồ chơi dân gian, in tranh Đông Hồ.


Các công trình kiến trúc dân gian và công tác trưng bày với sự đóng góp của các chủ thể văn hóa đã tạo lên sự sống động, hấp dẫn cho Bảo tàng, góp phần xây dựng mối quan hệ cộng đồng thêm gần gũi, thân thiết. Thông qua việc quảng bá, giới thiệu, văn hóa dân tộc với công chúng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã góp phần bảo tồn, nâng cao lòng tự hào đối với các di sản văn hóa dân tộc.



2 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Commenti


Tiêu điểm

bottom of page